Xem nhanh
Phim phản xạ nhiệt là gì?
Phim phản xạ nhiệt hay còn được gọi làm phim phản nhiệt là các dòng phim có chứa thành phần từ kim loại, chống nóng bằng cơ chế phản xạ lại bức xạ nhiệt khi chiếu đến bề mặt film. Chính vì thế bề mặt kính sẽ mát do tấm phim không giữ lại nhiệt trên bề mặt.
Phản xạ nhiệt là tên gọi thể hiện cơ chế hoạt động của tấm phim, chứ thật sự không có công nghệ phim phản xạ nhiệt như nhiều thông tin “đánh tráo khái niệm” như trên thị trường hiện nay.
Tính năng nổi bật của phim phản xạ nhiệt
- Khả năng chống nóng cao: Phim phản xạ nhiệt hiệu quả trong việc giảm nhiệt độ bằng cách phản xạ tia hồng ngoại từ ánh sáng mặt trời. Chính vì thế phù hợp với khu vực có bức xạ nhiệt lớn như các tỉnh ở Miền Trung Việt Nam.
- Cản tia UV: Phim phản xạ nhiệt giúp cản 99% tia UV, bảo vệ làn da, mắt khỏi tác hại của tia cực tím. Đồng thời nhờ đó giúp ngăn ngừa hiện tượng phai màu, hư hỏng nội thất.
- Giảm chói lóa: Lớp phim phản xạ giảm thiểu tình trạng chói lóa khi lái xe vào ban ngày hoặc khi ánh sáng chiếu thẳng vào kính.
- Hạn chế nóng kính khi di chuyển dưới trời nắng nóng: Phim phản xạ nhiệt giữ cho kính xe mát mẻ. Điều này cực quan trọng trong những chuyến hành trình dài hoặc trong các khu vực có nhiệt độ cao.
Xem thêm: [Giải đáp] Vì sao dán phim cách nhiệt xảy ra tình trạng nóng kính
Nguyên lý hoạt động và cơ chế làm việc của phim phản xạ nhiệt
Nguyên lý hoạt động của phim phản xạ nhiệt là khi nhiệt lượng từ mặt trời khi truyền đến bề mặt phim sẽ bị phản xạ phần lớn sẽ bị cản trở và phản xạ ra bên ngoài. Cơ chế hoạt động này đóng vai trò giúp phim phản xạ nhiệt ngăn cản nhiệt độ truyền qua kính .
Phim phản xạ nhiệt có thực sự chống nóng tốt hơn phim hấp thụ nhiệt?
Phim hấp thụ nhiệt là dòng phim chống nóng bằng cơ chế hấp thụ nhiệt trên bề mặt phim. Khi bức xạ nhiệt từ ánh sáng mặt trời truyền đến tấm phim thì phần lớn sẽ bị giữ trên bề mặt phim ngăn truyền qua kính.Cần biết rằng dù là phim phản xạ nhiệt hay phim hấp thụ nhiệt cũng chỉ biểu thị cho cơ chế hoạt động của tấm phim chứ không phải là công nghệ phim.
Để có câu trả lời chính xác nhất của cho câu hỏi “Phim phản xạ nhiệt có thực sự chống nóng tốt hơn phim hấp thụ nhiệt?” thì chúng ta cùng phân tích so sánh giữa 2 loại phim này trong bảng sau:
Tiêu chí | Phim Phản Xạ Nhiệt | Phim Hấp Thụ Nhiệt |
---|---|---|
Cơ chế hoạt động | Phản xạ lại tia hồng ngoại, nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời ra môi trường bên ngoài. Ngăn nhiệt đi qua kính vào trong không gian. | Hấp thụ nhiệt từ tia hồng ngoại vào tấm phim và ngăn nhiệt đi qua kính truyền vào bên trong. |
Hiệu quả chống nóng | Hiệu quả tức thì trong việc giảm nhiệt độ khi ở các khu vực cường độ bức xạ nhiệt lớn | Hiệu quả lâu dài, có tính ổn định cao Tùy thuộc vào khả năng hấp thụ của loại vật liệu cấu tạo |
Tác động đến kính | Không ảnh hưởng đến kínhGiữ cho kính ổn định hơn, giảm nguy cơ nứt vỡ do chênh lệch nhiệt độ. | Không ảnh hưởng đến kínhKính có thể nóng lên nhiều hơn. |
Khả năng cản tia UV | Thường cản được 99% tia UV, bảo vệ sức khỏe và nội thất | Cản tia UV tương đương, cũng bảo vệ sức khỏe và nội thất hiệu quả. |
Độ bền | Độ bền từ 7 – 10 năm tuy nhiên khả năng chống nóng sẽ giảm nhanh sau 5 năm sau khi dán. | Độ bền từ 7 – 10 năm và khả năng chống nóng ổn định hơn |
Chi phí | Thường có giá cao | Giá cả phải chăng |
Từ bảng phân tích trên có thể thấy phim phản xạ nhiệt và phim hấp thụ nhiệt có cơ chế hoạt động riêng biệt trong việc ngăn chặn nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Có thể khẳng định cơ chế phản xạ hay hấp thụ nhiệt không thể hiện trực tiếp khả năng chống nóng của tấm phim. Để đánh giá hiệu quả chống nóng của phim còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chất liệu, công nghệ sản xuất,… Chính vì thế khi chọn dán phim cách nhiệt nhà kính quan trọng là xem xét toàn diện như khả năng cản tia UV, độ bền, thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng thay vì chỉ dựa vào cơ chế hoạt động phản xạ hay hấp thụ nhiệt.
Nếu bạn đang phân vân chưa biết đâu là loại phim phù hợp với nhu cầu hãy liên hệ ngay Phim Cách Nhiệt Sài Gòn để được tư vấn từ đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp.