Xem nhanh
Khi nhắc đến việc làm mát không gian sống hay văn phòng thì có hai lựa chọn phổ biến là kính cách nhiệt Low-E và phim chống nóng dán kính. Vậy đâu là lựa chọn phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai giải pháp này và đưa ra sự lựa chọn thông minh nhất.
Kính cách nhiệt low-e là gì?

Kính cách nhiệt Low-E (Low Emissivity) là loại kính có khả năng phát xạ nhiệt thấp giúp giảm lượng nhiệt truyền qua kính. Kính này còn được gọi là kính tản nhiệt bởi lớp phủ kim loại đặc biệt trên bề mặt giúp giảm thiểu lượng nhiệt hấp thụ và phát tán ra ngoài. Cấu tạo kính cách nhiệt low-e thường bao gồm hai lớp kính giữa chúng là một khoảng không khí từ đó tạo ra khả năng cách nhiệt hiệu quả.
Ngoài ra, kính Low-E còn có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời giúp giữ nhiệt độ trong phòng ổn định mà không làm giảm độ sáng. Nhờ những đặc tính này kính Low-E đặc biệt phù hợp với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam nơi mà việc cách nhiệt và kiểm soát nhiệt độ là vô cùng quan trọng.
Tác dụng khi sử dụng vách kính, cửa kính Low-E
- Cách nhiệt hiệu quả: Kính cách nhiệt Low-E tạo ra một lớp cách nhiệt giữa bên trong và bên ngoài giúp duy trì nhiệt độ mong muốn trong phòng mà không cần điều chỉnh quá nhiều hệ thống làm mát.
- Tiết kiệm năng lượng: Do khả năng cách nhiệt tốt kính Low-E giúp giảm chi phí điện khi sử dụng điều hòa hoặc các thiết bị làm mát khác.
- Bảo vệ sức khỏe và nội thất: Kính cách nhiệt Low-E ngăn chặn tia UV giúp bảo vệ da và giữ cho các vật dụng nội thất không bị phai màu hay hư hỏng do ánh nắng mặt trời.
- Giảm độ chói: Kính cách nhiệt Low-E giúp giảm độ chói của ánh sáng mà vẫn giữ được độ sáng tự nhiên trong phòng đem đến tầm nhìn thoải mái.
Xem thêm: Bức xạ nhiệt là gì? Bức xạ nhiệt tác động như thế nào đến sức khỏe
Phim chống nóng dán kính là gì?

Phim chống nóng dán kính hay còn gọi là phim cách nhiệt cửa kính có cấu tạo màng phim mỏng được dán trực tiếp lên bề mặt kính. Loại phim này có cấu tạo từ nhiều lớp khác nhau và có chức năng chính là cách nhiệt, cản tia UV. Khi dán phim lên kính giúp ngăn bức xạ nhiệt từ bên ngoài truyền qua kínhđồng thời giữ lại giúp kính không bị văng thành từng mảnh nhỏ khi vỡ.
Tác dụng khi sử dụng phim chống nóng dán kính
- Chống nóng hiệu quả: Phim cách nhiệt giúp cản đến 90% tia UV và 50% – 70% nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời giúp không gian bên trong mát mẻ hơn mà không cần sử dụng quá nhiều năng lượng cho điều hòa.
- Tăng cường an toàn: Khi kính bị vỡ lớp phim giúp giữ các mảnh vỡ lại với nhau trên khung kính giảm thiểu nguy cơ gây thương tích cho những người có mặt.
- Giảm chi phí: Dán phim là giải pháp tiết kiệm hơn nhiều so với việc thay thế kính đặc biệt là cho những công trình đã xây dựng sẵn.
Nên dùng kính cách nhiệt low-e hay phim chống nóng dán kính?
Lựa chọn giữa kính cách nhiệt low-e và phim cách nhiệt phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng người dùng. Nếu bạn có ngân sách cao và đang xây dựng công trình mới thì kính cách nhiệt Low-E là giải pháp phù hợp. Loại kính này không chỉ tối ưu về khả năng cách nhiệt mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ và độ bền cao. Đặc biệt, kính Low-E là lựa chọn lý tưởng cho những không gian cần bảo vệ khỏi tia UV lâu dài, đảm bảo hiệu quả cách nhiệt mạnh mẽ cho các tòa nhà lớn hoặc văn phòng cao cấp.
Ngược lại, nếu ngân sách của bạn vừa phải phim cách nhiệt sẽ là lựa chọn hợp lý hơn. Phim cách nhiệt dễ dàng thi công trên các công trình đã hoàn thiện mà không yêu cầu thay đổi cấu trúc kính. Phim cách nhiệt cung cấp giải pháp chống nóng hiệu quả, nhanh chóng và có thể dễ dàng thay thế khi cần thiết. Ngoài ra, dán phim cách nhiệt còn bảo vệ kính khỏi nguy cơ vỡ vụn khi gặp va chạm giúp giảm nhiệt độ bên trong hiệu quả đồng thời còn giúp đảm bảo an toàn cho không gian sống hay làm việc.
Xem thêm: [Tổng hợp] Phân loại các loại căn hộ chung cư thế nào cho đúng
So sánh kính Low E và phim cách nhiệt
Tiêu chí | Kính Cách Nhiệt Low-E | Phim cách nhiệt |
---|---|---|
Hiệu quả cách nhiệt | Hiệu quả cao, giảm lượng nhiệt truyền qua kính đáng kể | Hiệu quả tốt giảm đến 70% lượng nhiệt truyền qua kính |
Khả năng chặn tia UV | Chặn khoảng 90-99% tia UV | Chặn khoảng 99% tia UV |
Tính thẩm mỹ | Kính trong suốt không ảnh hưởng đến tầm nhìn | Có nhiều lựa chọn màu sắc phù hợp với đa dạng các khu vực kính khác nhau |
Giảm độ chói | Hiệu quả trong việc giảm chói từ ánh sáng mặt trời | Giảm độ chói hiệu quả |
Thi công và lắp đặt | Phải lắp đặt ngay từ đầu khi xây dựng công trình | Dễ dàng thi công trên các công trình đã hoàn thiện |
Khả năng bảo vệ nội thất | Bảo vệ tốt nội thất khỏi tia UV và giảm hiện tượng phai màu | Bảo vệ nội thất khỏi tia UV và tránh hư hỏng do ánh nắng |
Độ bền | Bền vững theo thời gian | Độ bền từ 7-10 năm tùy loại phim |
Khả năng sửa chữa, thay thế | Khó thay đổi sau khi lắp đặt | Dễ thay thế khi cần có thể dán lại khi hư hỏng |
Ứng dụng | Thích hợp cho các công trình mới, cao cấp | Linh hoạt phù hợp với nhiều công trình, nhà ở, căn hộ, chung cư sẵn có |
Chi phí thi công | 575.000 – 1.200.000 VND/m2 | 150.000 – 1.500.000 VND/m2 |
Để chọn giữa kính cách nhiệt Low-E và phim cách nhiệt bạn cần dựa trên nhiều yếu tố như mục đích sử dụng, ngân sách, tính khả thi thi công và môi trường sử dụng. Dưới đây là chi tiết về những lợi ích và hạn chế của từng giải pháp từ đó giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Ưu và nhược điểm của Kính Low – E

Ưu điểm của kính Low-E
- Hiệu quả cách nhiệt vượt trội: Kính cách nhiệt Low-E được thiết kế đặc biệt để giảm tối đa lượng nhiệt truyền qua kính nhờ lớp phủ kim loại siêu mỏng. Điều này giúp giữ nhiệt độ trong nhà ổn định, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đối với những khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc các tòa nhà cao tầng với bề mặt kính lớn phù hợp kính Low-E là lựa chọn tối ưu để đảm bảo khả năng cách nhiệt.
- Bảo vệ tối đa khỏi tia UV: Kính cách nhiệt Low-E có khả năng chặn đến 99% tia UV, bảo vệ làn da và sức khỏe của bạn đồng thời giữ cho nội thất trong nhà không bị phai màu hay hư hỏng. Nếu bạn có nội thất đắt tiền, đồ gỗ quý hoặc sàn gỗ tự nhiên thì việc lắp đặt kính Low-E sẽ giúp bảo vệ chúng khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
- Tính thẩm mỹ cao: Kính cách nhiệt Low-E trong suốt không làm thay đổi màu sắc hay độ sáng tự nhiên của không gian. Điều này mang lại sự sang trọng và hiện đại cho các công trình nhà ở hay tòa nhà thương mại.
- Lý tưởng cho công trình cao cấp: Đối với những công trình mới, cao cấp hoặc văn phòng thì việc sử dụng kính cách nhiệt Low-E đáp ứng được yêu cầu khắt khe về thẩm mỹ, độ bền và hiệu quả sử dụng lâu dài.
Nhược điểm của kính Low-E
- Chi phí lắp đặt cao: Kính cách nhiệt Low-E có giá thành cao bởi quy trình sản xuất và vật liệu đều thuộc loại cao cấp. Điều này làm tăng chi phí xây dựng tổng thể đặc biệt là khi bạn phải sử dụng kính cho một diện tích lớn. Với những ai có ngân sách hạn chế đây có thể không phải là lựa chọn kinh tế.
- Thi công phức tạp cho công trình sẵn có: Kính cách nhiệt Low-E cần được lắp đặt từ giai đoạn đầu của quá trình xây dựng. Đối với những công trình đã hoàn thiện việc thay thế kính thường rất tốn kém và phức tạp, đòi hỏi phá dỡ và thi công lại một phần không gian làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc hoạt động kinh doanh.
- Khả năng sửa chữa và nâng cấp hạn chế: Sau khi lắp đặt, kính Low-E khó có thể thay thế hoặc nâng cấp mà không làm thay đổi kiến trúc công trình. Điều này gây ra sự bất tiện nếu sau này bạn cần điều chỉnh hoặc nâng cấp hệ thống cách nhiệt.
Ưu và nhược điểm của phim cách nhiệt cửa kính

Ưu điểm của phim cách nhiệt
- Chi phí thấp và dễ thi công: Phim cách nhiệt có chi phí thấp hơn nhiều so với kính Low-E phù hợp với ngân sách hạn chế. Việc thi công phim cách nhiệt đơn giản và nhanh chóng không đòi hỏi phải thay đổi cấu trúc hiện có. Điều này làm cho phim cách nhiệt trở thành giải pháp lý tưởng cho các công trình đã hoàn thiện giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả cách nhiệt.
- Linh hoạt trong lựa chọn và thay thế: Phim cách nhiệt có nhiều loại có độ truyền sáng khác nhau cho phép bạn tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng vị trí cửa kính. Bên cạnh đó, khi phim cách nhiệt bị hư hỏng hoặc xuống cấp bạn có thể dễ dàng thay thế mà không phải lo lắng về việc ảnh hưởng đến cấu trúc kính.
- Tăng cường an toàn cho kính: Khi dán phim cách nhiệt, kính sẽ được bảo vệ khỏi các va đập mạnh. Nếu kính vỡ, phim sẽ giữ lại các mảnh vỡ ngăn chúng bay ra ngoài gây nguy hiểm giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm: Dán kính cách nhiệt chung cư – Giải pháp chống nóng tối ưu và hiện đại
Nhược điểm của phim cách nhiệt
- Độ bền không cao bằng kính Low-E: Phim cách nhiệt có tuổi thọ từ 5-10 năm sau đó có thể bị bong tróc, giảm tác dụng. Điều này khiến phim cách nhiệt không bền vững như kính Low-E vốn có thể duy trì khả năng cách nhiệt trong thời gian dài mà không cần bảo trì thường xuyên.
- Hiệu quả cách nhiệt phụ thuộc vào chất lượng phim: Phim cách nhiệt có hiệu quả tốt nhưng phụ thuộc vào chất lượng của phim. Nếu sử dụng phim kém chất lượng hoặc dán không đúng cách sẽ làm hiệu quả chống nóng có thể giảm đi đáng kể. Điều này yêu cầu người dùng phải lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín và thi công bởi các đơn vị có kinh nghiệm.
Tóm lại thì việc lựa chọn giữa kính cản nhiệt Low-E và phim chống nóng dán kính phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và ngân sách của bạn. Kính cách nhiệt Low-E là giải pháp lâu dài với khả năng cách nhiệt hiệu quả phù hợp cho các công trình mới xây hoặc cần thay thế toàn bộ kính. Trong khi đó, phim chống nóng dán kính lại là giải pháp linh hoạt, tiết kiệm hơn có thể áp dụng cho các bề mặt kính hiện có mà vẫn đảm bảo khả năng chống nắng, cản nhiệt. Cả hai đều mang lại lợi ích trong việc giảm nhiệt, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ nội thất, nhưng để chọn được phương án tối ưu bạn cần xem xét kỹ mục tiêu và điều kiện cụ thể của công trình.